78 năm ngành Văn hóa thực hiện sứ mệnh "soi đường”: Dấu ấn văn hóa trong khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

VHO- Sứ mệnh lịch sử “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946, trải qua những chặng đường lịch sử đã trở thành thông điệp “truyền lửa” trong sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hóa dân tộc. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Thông điệp sâu sắc ấy nói về sự tồn tại của một dân tộc khi dân tộc ấy gìn giữ được văn hóa của mình.

78 năm ngành Văn hóa thực hiện sứ mệnh

 cn nhn thc sâu sc hơn na v vai trò, v trí quan trng ca văn hóa, văn hc ngh thut trong s nghip đổi mi, xây dng và bo v T quc…; huy động mi ngun lc, c v vt cht và tinh thn, để văn hóa, văn hc ngh thut phát trin mnh m và cng hiến nhiu hơn na trong nhng năm ti. Phi coi đây va là trách nhim, va là tình cm, xut phát t yêu cu ca cuc sng, là s nghip chung ca tt c chúng ta. (Trích phát biu ca Tng Bí thư Nguyễn Phú Trng ti L k nim 75 năm Ngày thành lp Liên hip các Hi Văn hc ngh thut Vit Nam, ngày 25.7.2023. Trong nh: Liên hip các Hi Văn hc ngh thut Vit Nam trao K nim chương Vì s nghip Văn hc ngh thut và tng hoa chúc mng Tng Bí thư Nguyn Phú Trọng)

 

 Khát vọng chấn hưng văn hóa hòa trong khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

Ngày 28.8.1945, trong Tuyên cáo của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thông tin - Tuyên truyền, tiền thân của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) được thành lập. Ông Trần Huy Liệu là Bộ trưởng đầu tiên, giai đoạn năm 1945-1946, đặt nền móng ý nghĩa cho chặng đường phát triển sau này của ngành Văn hóa. Di tích lịch sử Cách mạng Nha Thông tin tại thôn Mới (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) nhiều năm nay đã trở thành địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn, phát huy truyền thống, tạo động lực thúc đẩy nhiệt huyết và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp chấn hưng, phát triển nền văn hóa nước nhà.

Những ngày kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống mang đến nhiều cảm xúc với đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, đây không chỉ là dịp để toàn ngành nhìn lại dấu ấn khởi đầu, ôn lại quá trình hình thành, phát triển mà còn là dấu mốc quan trọng để tất cả cùng nỗ lực, phấn đấu, nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

“Ngành VHTTDL đã đi qua hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, với những quan điểm, tư tưởng xuyên suốt, khẳng định vai trò cơ bản, quan trọng của văn hóa, con người. Đặc biệt, toàn ngành thấm nhuần và luôn mang theo trong hành trang phát triển những phát biểu chỉ đạo tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Văn hóa còn thì dân tộc còn. Với mục tiêu đổi mới tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa, bằng phương châm: “Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến”, trong bối cảnh vô vàn khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành đã cùng nhau đoàn kết, nỗ lực, vượt qua mọi khó khăn để khẳng định những dấu ấn đột phá”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Những dấu ấn ấy đã tạo bước chuyển căn bản, toàn diện trong phát triển của toàn ngành; được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận; Ban, Bộ, ngành đánh giá cao; được Nhân dân tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng. Tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Trong khó khăn, các lĩnh vực văn hóa, xã hội vẫn tiếp tục được quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ rệt. Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức thành công đã tạo ra nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”…, tinh thần ấy là sự cụ thể hóa lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ mà Tổng Bí thư đã kết luận tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước của ngành VHTTDL đã được cụ thể theo hướng thực chất, hiệu quả, trong vấn đề xây dựng đời sống văn hóa; trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản; trong gắn kết giữa du lịch và văn hóa; kết nối văn hóa và thể thao để nhân lên sức mạnh đại đoàn kết, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc…

(Bộ trưởng NGUYỄN VĂN HÙNG)

 

Nhận định của Tổng Bí thư một lần nữa tiếp tục vun đắp xúc cảm tự hào và đặc biệt là niềm tin của toàn ngành VHTTDL về những bước phát triển trong thời gian tới; hòa khát vọng chấn hưng nền văn hóa trong khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường. Có thể nói, chưa bao giờ các lĩnh vực của ngành được quan tâm nhiều như hiện nay. Cũng chưa bao giờ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch đạt được nhiều thành tựu như bây giờ.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng là sự kiện lớn nhất về quy mô, tầm vóc và ý nghĩa khi Đảng, Nhà nước đã tin tưởng, giao trọng trách, đặt niềm tin lớn lao vào đội ngũ những người làm công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch hôm nay, trong công cuộc chấn hưng nền văn hóa dân tộc. Sau Hội nghị, mạch ngầm xuyên suốt trong dòng chảy của nền văn hóa Việt Nam thực sự đã được khơi thông mạnh mẽ. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, chúng ta đang ở một thời điểm hết sức quan trọng trong phát triển văn hóa. Chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được toàn ngành triển khai quyết liệt, thể chế hóa thành những chủ trương, chính sách lớn, tạo động lực và nguồn lực cho phát triển văn hóa.

“Toàn ngành đã tập trung vào những vấn đề lớn như hoàn thiện thể chế, tập trung bổ sung, rà soát, phát huy các nguồn lực cho phát triển. Từ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, Bộ VHTTDL đã tham mưu, đề xuất và được Quốc hội, Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung một số bộ luật, tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành…”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Đặc biệt, đề xuất của Bộ VHTTDL về xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia về chấn hưng và phát triển văn hóa được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, là dấu ấn nổi bật khẳng định vai trò của ngành trong nửa đầu nhiệm kỳ. Trong thời gian qua, toàn ngành đã tập trung cao độ nhằm triển khai, thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Đây là bước đi có tính chất then chốt cho công cuộc chấn hưng, phát triển văn hóa trong giai đoạn mới.

“Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam cùng các hội thảo lớn về văn hóa, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững đất nước đã được nâng lên và lan toả trong xã hội. Từ nhận thức đúng đến hành động quyết liệt, đáng mừng khi mức đầu tư cho văn hóa đã được nâng cao. Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được quan tâm theo hướng chăm lo, đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

78 năm ngành Văn hóa thực hiện sứ mệnh

 các ngh sĩ luôn phát huy truyn thng tt đẹp, không ngng sáng to và phát trin, hướng ti nhng đỉnh cao ngh thut mi, góp phn đưa văn hóa Vit Nam ngày càng lan ta đến bn bè quc tế. (Trích Thư khen đoàn ngh thut tháp tùng trong chuyến công tác Áo và Italia ca Ch tch nước. Trong nh: Ch tch nước Võ Văn Thưởng và Tng thng Cng hòa Italia Sergio Mattarella thưởng thc màn trình din nhc c dân tc ca Vit Nam, ngày 26.7.2023)

Chuyển đổi tư duy, khơi thông nguồn lực

Một trong những dấu ấn nổi bật mà toàn ngành đã tập trung thực hiện trong nửa nhiệm kỳ qua là tập trung đổi mới tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa”, xác định quản lý nhà nước thông qua các công cụ pháp luật; tăng cường củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa, khai thác các nguồn tài nguyên văn hóa, phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa… Tinh thần đổi mới quyết liệt đó là khởi đầu cho những bước chuyển đột phá đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Bộ VHTTDL có nhiều nỗ lực, đổi mới cách thức tiếp cận và tư duy quản lý, triển khai thực hiện nhiệm vụ với tinh thần chủ động, nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, nhất là chuyển tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa, chú trọng công tác xây dựng pháp luật”.

Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, đã có thêm nhiều sự kiện chính trị quan trọng, tầm vóc và quy mô lớn của ngành văn hóa, về lĩnh vực văn hóa được tổ chức với sự chủ trì, tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bộ VHTTDL đã tích cực chủ động, tham mưu và phối hợp với Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức và triển khai hoàn thiện “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa”, “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”. Đầu năm 2023, chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam tiếp tục được Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức, tạo thêm dấu ấn nổi bật, khẳng định tầm quan trọng của văn hóa, tiếp tục củng cố niềm tin, động lực và quyết tâm xây dựng một nền văn hóa mới, với khát vọng chấn hưng, phát triển nền văn hóa dân tộc.

 Giữa những ngày đại dịch Covid-19 bủa vây, dù khó khăn chồng chất nhưng toàn ngành đã quyết tâm tạo nên chuỗi dấu ấn đặc biệt. Lễ phát động triển khai “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ” tại quê hương Bác Hồ kính yêu cũng chính là sự chủ động nhằm sớm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

 Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống của ngành Văn hóa, đã có 78 gương điển hình tiêu biểu được lựa chọn. Họ là những bông hoa đẹp nhất đại diện cho vườn hoa ngàn việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước. Những tấm gương đó bình dị mà cao quý. Việc tôn vinh, biểu dương sẽ góp phần lan toả những giá trị tinh thần tốt đẹp. Qua đó, toàn ngành sẽ có thêm nhiều tấm gương điển hình tiên tiến về văn hóa trong thời gian tới, với quan điểm “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”…

(Bộ trưởng NGUYỄN VĂN HÙNG)

 

Từ đó, nhiều chương trình phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương nhằm triển khai mạnh mẽ công tác xây dựng môi trường văn hóa. Đặc biệt, Bộ đã chỉ đạo, cùng các địa phương tập trung xây dựng môi trường văn hóa cơ sở. Kết quả sau nửa nhiệm kỳ, chúng ta đã có nhiều cách làm hay, nhiều điển hình tiên tiến, có thể kể đến như những điển hình trưởng thôn thân thiện - hạt nhân trong xây dựng môi trường văn hóa ở Hà Nội; mô hình làng văn hóa kiểu mẫu ở Vĩnh Phúc; CLB bảo tồn, truyền dạy di sản phi vật thể dân ca Ví, Giặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh…

Nguồn lực đầu tư cho văn hóa từng bước được khơi thông. Nhiều chủtrương lớn ngành tham mưu, được Chính phủ thông qua, như: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1230/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025. Nguồn lực đầu tư cho văn hóa ở bình diện quốc gia năm sau luôn cao hơn năm trước. Chính phủ đã ưu tiên dành 1.428 tỉ đồng để 17 tỉnh/thành phố triển khai 17 dự án tu bổ, tôn tạo các di tích được UNESCO ghi danh, di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu. Đầu tư cho văn hóa ở các địa phương trong năm 2022 đạt tỉ lệ trên 2% tổng chi ngân sách địa phương.

Trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ cán bộ ngành Văn hóa tiếp tục phát huy vai trò xung kích, đóng góp nhiều công sức, tâm huyết nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, cùng với chủ đề xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, công tác tổ chức cán bộ được xác định là nhân tố then chốt để toàn ngành phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo nên những phát triển đột phá. Toàn ngành Văn hóa đã nỗ lực cố gắng, chăm lo, kiến tạo và xây dựng đội ngũ gồm những người làm văn hóa giàu kinh nghiệm, am hiểu về văn hóa và cách vận hành, phát huy hiệu quả những giá trị, đặc thù của từng lĩnh vực. Sức mạnh của khối đại đoàn kết, vai trò, sức mạnh mềm của văn hóa được phát huy, tập trung để thực hiện bằng được sáu nhiệm vụ, bốn giải pháp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Văn hóa 28.8, lời dạy của Bác Hồ đối với thế hệ làm văn hóa hôm nay càng hết sức có giá trị. Trong những ngày này, những người làm văn hóa cùng nhớ lại những câu nói của Người: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Trải qua nhiều thập kỷ, các văn nghệ sĩ thực sự trọn vẹn với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghệ thuật của mình, đúng như lời dạy của Bác, là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.

78 năm ngành Văn hóa thực hiện sứ mệnh

 Th dc, th thao đã phát trin toàn din, c th thao qun chúng và th thao thành tích cao. Gn đây nht, Vit Nam dn đầu bng thành tích hai k SEA Games liên tiếp. Bóng đá Vit Nam có s phát trin vượt bc, trong đó các cô gái kim cương Vit Nam đã vô địch SEA Games bốn ln liên tiếp. (Trích phát biu ca Th tướng Phm Minh Chính thăm, động viên Đội tuyn bóng đá n Vit Nam trước khi xut quân lên đường tham d World Cup 2023 ngày 3.7.2023)

Cùng với những dấu ấn về văn hóa, uy tín, vị thế của Thể thao Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, thành công của thể thao Việt Nam thời gian qua ghi dấu ấn lịch sử với hai kỳ SEA Games được tổ chức liên tiếp trong 2 năm 2022-2023 và ở cả hai kỳ, thể thao Việt Nam đều dẫn đầu toàn đoàn, trong đó một lần dẫn đầu trên đất khách. Lần đầu tiên đội tuyển bóng đá nữ giành quyền vào vòng chung kết FIFA World Cup bóng đá nữ 2023, cùng hàng loạt thành tích ấn tượng của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Không chỉ ghi dấu ấn về thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng cũng được phát triển sâu rộng.

Du lịch từng bước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; các chính sách liên quan đến thị thực, visa được bổ sung, sửa đổi tạo đà để du lịch phát triển. Du lịch nội địa được xác định là bệ đỡ, du lịch quốc tế là nhiệm vụ cần tập trung khai thác. Chỉ số năng lực phát triển du lịch của Việt Nam năm 2021 tăng 8 bậc so với năm 2019, xếp thứ 52/117, nằm trong số ba quốc gia có mức độ cải thiện cao nhất thế giới.

78 năm ngành Văn hóa thực hiện sứ mệnh

 B VHTTDL có nhiu n lc, đổi mi cách thc tiếp cn và tư duy qun lý, trin khai thc hin nhim v vi tinh thn ch động, nghiêm túc, quyết lit, linh hot, nht là chuyn tư duy t làm văn hóa sang qun lý nhà nước v văn hóa, chú trng công tác xây dng pháp lut. (Trích phát biu ca Ch tch Quc hi Vương Đình Hu ti bui thăm và làm vic vi B VHTTDL, ngày 31.3.2023)

Thông điệp chuyển tải về quá trình phát triển vẻ vang của ngành VHTTDL

Theo dòng thời gian, sứ mệnh của văn hóa “Soi đường cho quốc dân đi” đã được khẳng định trong các giai đoạn kháng chiến chống thực dân, đế quốc và một lần nữa, sứ mệnh đó lại được đặt ra cho văn hóa nước nhà, trước những thời cơ, thách thức rất lớn. “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, lời khẳng định của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc cũng một lần nữa trao nhiệm vụ to lớn cho ngành Văn hóa. Bởi thế, trong dịp kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, chúng ta càng thấy vai trò của văn hóa hết sức nổi bật, càng cảm thấy có trách nhiệm lớn hơn để gánh vác sứ mệnh “soi đường”.

Khẳng định những dấu ấn của ngành Văn hóa đạt được trong 78 năm qua, đặc biệt trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, lãnh đạo Bộ VHTTDL từ sớm đã có chủ trương và chỉ đạo các đơn vị xây dựng, triển khai kế hoạch tổng thể tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2.9 và 78 năm Ngày truyền thống ngành Văn hóa (28.8.1945 - 28.8.2023).

78 năm ngành Văn hóa thực hiện sứ mệnh

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cùng đoàn công tác Bộ VHTTDL thăm Di tích lịch sử Cách mạng Nha Thông tin (tiền thân của Bộ VHTTDL) tại xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (ngày 15.9.2022)

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, các hoạt động kỷ niệm phải là những thông điệp chuyển tải về quá trình phát triển của ngành suốt 78 năm qua, với những dấu ấn quan trọng. Ba hoạt động lớn sẽ diễn ra trong chuỗi hoạt động kỷ niệm gồm: Chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc”, Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023 và Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chỉ đạo, mỗi hoạt động cần là một lát cắt trong sự tổng hòa, khắc họa quá trình phát triển 78 năm qua của ngành. Những sự kiện lớn về văn hóa, tạo bước chuyển quan trọng cho sự phát triển của văn hóa trong nửa đầu nhiệm kỳ qua như: Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam; Hội thảo về Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa; Hội thảo Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; chuyển đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa, lấy môi trường văn hóa cơ sở để tổ chức thực hiện, tạo nên những điểm nhấn, những điển hình tiên tiến, mô hình điểm … là những điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm này.

 Bộ VHTTDL đã đẩy mạnh truyền thông chính sách nhằm tạo sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân đối với việc chấn hưng và phát triển văn hóa. Bộ đã phê duyệt Đề án và phát động cuộc thi Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ Nhất, thu hút 1.079 tác phẩm báo chí tham dự. Thông qua công tác truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức về sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

(Bộ trưởng NGUYỄN VĂN HÙNG)

Trong đó, xuyên suốt chương trình nghệ thuật “Giai điệu Tổ quốc” là thông điệp khẳng định dấu ấn về vai trò, vị trí của văn hóa đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Thông điệp về sứ mệnh “Soi đường cho quốc dân đi” của văn hóa một lần nữa được thể hiện trong chương trình, gắn với thông điệp về phát huy sức mạnh mềm của văn hóa trong quá trình phát triển, hội nhập.

Tại Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến lĩnh vực văn hóa toàn quốc năm 2023, 78 gương điển hình được tuyên dương gồm năm tập thể, 73 cá nhân, là những tấm gương có thành tích xuất sắc, tiêu biểu về văn hóa, đạo đức, tư tưởng, có nhiều việc làm tích cực, thể hiện rõ tinh thần tương thân tương ái, truyền thống nhân nghĩa của dân tộc. Qua mỗi tấm gương nhằm khẳng định sức mạnh, hiệu quả thiết thực từ phong trào thi đua trong việc tạo động lực phát triển, hình thành những điển hình tiên tiến trong toàn ngành.

Hội nghị cán bộ văn hóa toàn quốc cũng là cơ hội để nhận diện các mô hình tiêu biểu trong xây dựng môi trường văn hóa cơ sở để nhân rộng, lan toả trong đời sống xã hội.

“Thông qua các hoạt động quy mô lớn được tổ chức, toàn ngành nỗ lực chuyển tải những thông điệp quan trọng, triển khai phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII: “Trong khó khăn, các lĩnh vực văn hóa, xã hội vẫn tiếp tục được quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, rõ rệt”“, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh. 

 BẢO NGÂN; ảnh: TRẦN HUẤN - TTXVN

Ý kiến bạn đọc